PR là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng tại các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và thường đi liền với các hoạt động quảng cáo. Vậy bản chất PR là gì? Các công cụ PR chính thường được sử dụng hiện nay là gì? Hãy cùng theo dõi ở bài viết dưới đây

PR là gì

PR là gì? Đây là viết tắt của cụm từ Public Relations, có nghĩa là hoạt động công hệ công chúng. Tuy nhiên tại Việt Nam khi mà thuật ngữ được du nhập về thì khiến người ta thường lầm tưởng đây là một hoạt động quảng cáo nhằm quảng bá dịch vụ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đây là một lối suy nghĩ sai lầm mà chúng ta thường mắc phải khi nhắc tới thuật ngữ “PR là gì”.

Pr thực chất không phải là hình thức bán hàng trực tiếp
Pr thực chất không phải là hình thức bán hàng trực tiếp

Thực chất công việc PR là một hoạt động truyền thông nhằm mục đích kết nối doanh nghiệp với các cá nhân, cộng đồng để cải thiện cái nhìn của họ về hình ảnh doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp.

Trong hoạt động PR có rất nhiều công cụ được sử dụng để tạo ra sự chú ý thu hút công chúng mà mình muốn ngắm tới.

Phân biệt giữa hoạt động PR và hoạt động quảng cáo

Với một phần thông tin khái niệm trên về PR là gì chắc hẳn bạn cũng đã có một góc nhìn mới về PR rồi phải không nào. Tuy nhiên để hiểu rõ PR và quảng cáo liệu có thực sự giống nhau không hãy cùng xem chi tiết dưới đây

– Hoạt động PR

Đây là công việc mà người làm PR sẽ trực tiếp thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng với doanh nghiệp để giúp cả 2 bên đều có những lợi ích phù hợp cho đôi bên.

Pr chính là hình thức thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng
Pr chính là hình thức thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng

Một số hoạt động trong công việc PR thường phải làm như: quản trị truyền thông báo chí, xử lý khủng hoảng, PR nội bộ, chăm sóc khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu.

– Hoạt động quảng cáo

Quảng cáo là hình thức quảng bá và tuyên truyền với mục đích giới thiệu những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thông tin thương hiệu hoặc các ý tưởng tới khách hàng để tạo nên thói quen, hành vi của khách hàng. Và cuối cùng là đưa ra thông điệp để kêu gọi hành động từ phía khách hàng.

Kết luận: PR không phải là quảng cáo

PR cần làm những công việc gì

Đối với những nhân viên làm hoạt động PR họ sẽ phải tận dụng toàn bộ hình thức truyền thông, thông tin liên lạc để xây dựng duy trì và quản lý hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Phạm vi của họ bao gồm: các cơ quan công cộng hoặc dịch vụ, các tổ chức từ thiện cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nhân viên Pr sẽ kết hợp tất cả các kênh truyền thông để xây dựng hình ảnh 
Nhân viên Pr sẽ kết hợp tất cả các kênh truyền thông để xây dựng hình ảnh

Một người nhân viên PR sẽ thường xuyên tiến hành theo dõi và nghiên cứu về các mối quan tâm cũng như kỳ vọng mong muốn của các bên liên quan của tổ chức khách hàng của doanh nghiệp. Và sẽ phải làm những báo cáo chi tiết giải thích và quản lý các vấn đề đó.

==>> Xem ngay KPI là gì – Cách chọn hình thức KPI phù hợp với từng lĩnh vực

Chi tiết một số công việc của một nhân viên PR thường phải thực hiện

  • Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR;
  • Nghiên cứu thị trường;
  • Giao tiếp với người phát ngôn chính và đồng nghiệp;
  • Điều phối, lên nghiên cứu, lên kế hoạch quản trị với các cơ quan phát ngôn báo chí, phương tiện để đưa nội dung tiếp cận nhắm mục tiêu
  • Liên lạc với và trả lời các câu hỏi từ các tổ chức, cá nhân, truyền thông qua điện thoại và email;
  • Tìm nguồn cung ứng và quản lý cơ hội nói và tài trợ;
  • Viết và chỉnh sửa tạp chí nội bộ, nghiên cứu điển hình, bài phát biểu, bài viết và báo cáo hàng năm.
  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, tờ rơi thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.
  • Tạo ra và điều phối các cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Tổ chức các sự kiện bao gồm họp báo, triển lãm, ngày mở và các tour báo chí.
  • Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của tổ chức.
  • Quản lý và cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook.
  • Tìm nguồn cung ứng và quản lý cơ hội nói và tài trợ.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Bồi dưỡng quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện như ngày mở cửa và thông qua sự tham gia trong các sáng kiến ​​cộng đồng.
  • Quản lý khủng hoảng

7 Công cụ của người làm PR thường sử dụng

Để hoạt động PR được hiệu quả, các nhân viên PR được đào tạo bài bản thường sẽ lựa chọn một số công cụ dưới đây để tiến hành chiến lược PR phù hợp với từng mô hình hoạt động của doanh nghiệp:

Công cụ phổ biến trong các hoạt động PR
Công cụ phổ biến trong các hoạt động PR

– Community Involvement:

Đây là các hoạt động hướng tới cộng đồng. Có thể là các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc sẽ là các hội thảo để đáp ứng các nhu cầu mà cộng đồng mong muốn.

– Social Investment:

Đây là các hoạt động mà doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm với xã hội nhằm mục đích gây dựng uy tín của công ty trong mắt khách hàng.

Ví dụ: Các hoạt động từ thiện, các hoạt động vì môi trường, các chiến dịch hưởng ứng,…

– Events:

Là các sự kiện được tổ chức với mục tiêu gia tăng độ nhận diện về thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tài trợ các hoạt động thể thao, tham gia sự kiện trưng bày sản phẩm,…

– Lobbying:

Hoạt vận động hành lang để tuyên truyền, là những nỗ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó.

Hoạt động này chủ yếu được dùng cho mục đích chính trị, được áp dụng rộng rãi tại các nước Âu, Mỹ. Khi ứng dụng tại Việt Nam, Lobbying được cho là đã bị biến tướng.

– Publications:

Đây là chiến lược tiếp thị truyền thông qua việc tạo ra những ấn phẩm in như: sách báo, tạp chí để đưa để cho khách hàng những thông tin hữu ích về doanh nghiệp.

– News:

 là việc thực hiện các thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.

– Identity media

Đây là công cụ nhận diện để giúp doanh nghiệp có một nét riêng, sự độc nhất nhằm tạo điểm nhấn và khác biệt so với các tổ chức khác, các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.

Ví dụ như logo, slogan, hay văn hóa công ty.

Kết

==>> Xem thêm Sale là gì – Vai trò và tầm quan trọng của nghề Sale

Hy vọng sau khi tham khảo những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể phần nào cập nhật được thêm kiến thức cho mình, hiểu rõ được PR là gì?

Nếu thấy bài viết có ích thì các bạn hãy chia sẻ để những người bạn có cùng thắc mắc với mình cũng có cơ hội biết được điều này nhé! Theo dõi thêm những bài viết mới tại: https://baolamdep.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.