kế toán thuế là gì

Kế toán thuế là gì? Kế toán thuế có thể nói là nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào đã được đăng ký giấy phép sản xuất kinh doanh, vậy kế toán thuế là gì ? và những công việc nào mà một kế toán thuế viên cần phải thực hiện? Xin mời bạn cùng với dịch vụ kế toán Ttax tìm hiểu qua bài biết sau.

Kế toán thuế là gì?

kế toán thuế không giống với  các công việc của những kế toán viên khác, nó mang những nét đặc trưng riêng biệt. Một kế toán thuế viên sẽ có công việc phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp, có thể ví kế toán thuế như 1 cầu nối giúp liên kết doanh nghiệp với nhà nước.

Các công việc cần phải làm của 1 kế toán thuế viên:

là một chủ doanh nghiệp bạn cũng cần phải nắm rõ các công việc mà một kế toán thuế phải thực hiện từ đó dễ dàng quảng lý và theo dõi. Các công việc của kế toán thuế sẽ gồm có 4 nhóm chính: hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

1/ Công việc hàng ngày: thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn – chứng từ kế toán.

  • Thu thấp chứng từ hóa đơn đơn đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp để có căn cứ kê khai hoách toán hóa đơn đầu vào và đầu ra.
  • Kiểm tra và xử lý hóa đơn sai sót một cách nhanh chóng tránh tình trạng không xử lý kịp thời sẽ bị phát việc sử dụng hóa đơn. Nộp các khoảng phí phát sinh kịp thời để tránh tình trạng nộp phạt do nộp chậm.
  • Sắp xếp hóa đơn và các chứng từ liên quan một cách khoa học và dễ dàng kiểm tra khi cần.
  • lưu trữ hóa đơn – chứng từ kế toán: đối với các hóa đơn thông thường chúng ta sẽ lưu trữ 10 năm, còn các chứng từ: phiếu thu, chi, nhập , xuất là 5 năm.

sắp xếp lưu trữ hóa đơn luôn là công việc quan trọng của 1 kế toán thuế

Sắp xếp lưu trữ hóa đơn luôn là công việc quan trọng của 1 kế toán thuế

2/ Công việc hàng tháng: kê khai và báo cáo thuế hàng tháng:

  • Kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp (nếu có)
  • Kê Khai thuế TNDN.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
  • Kiểm tra định kỳ các hồ sơ của nhân viên, tiến hành làm HĐLĐ và đăng ký mã số thuế cho nhân viên.

Kiểm tra và thực hiện trích khấu hoa tài sản cố định.

3/ Công việc hàng quý: làm báo cáo thuế theo quý

  • Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN theo quý.
  • Lập tời khai thuế GTGT cho doanh nghiệp (nếu có)
  • Lập tờ khai thuế TNCN (nếu có)
  • Lập bảng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

4/ Công việc hàng năm:

Công việc hàng năm sẽ được chia thành 2 giai đoạn đầu năm và cuối năm.

Công việc đầu năm: nộp thuế môn bài

Công việc cuối năm:

  • Quyết toán thuế TNDN.
  • Quyết toán thuế
  • Lập báo cáo tài chính.

Bên trên là khái niệm về kế toán thuế và các công việc của một kế toán thuế giỏi cần phải làm, nếu như quý doanh nghiệp chưa có một đội ngũ kế toán cho công ty thì có thể liên hệ với chúng tôi công ty Ttax đơn vị chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ về kế toán – kế toán trọn gói – kế toán thuế, Hotline: 0906.995.239.

Ngoài chúng tôi còn hỗ trợ các dịch vụ khách như dịch vụ thành lập công ty Ttax đây là một loại hình dịch vụ tối ưu giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký thành lập cũng như các loại giấy phép kinh doanh.

Tiếp theo đây Ttax sẽ giúp các bạn, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp cần phải nộp sau khi thành lập.

Các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp:

Sau khi thành lập doanh nghiệp bạn sẽ phải đóng rất nhiều các loại thuế khác nhau tuy nhiên sẽ có các loại thuế cơ bản bắt buộc cách doanh nghiệp phải đóng đó là: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là thuế VAT và cuối cùng là thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

các loại thuế doanh nghiệp cơ bản

Các loại thuế doanh nghiệp cơ bản

Thuế môn bài đối với doanh nghiệp: 

khái niệm: Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.

Lệ phí thuế môn bài:

Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: lệ phí thuế môn bài cần phải nộp là 3 triệu đồng /1 năm.

+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: lệ phí thuế môn bài cần phải nộp là 2 triệu đồng /1năm.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: lệ phí thuế môn bài cần phải nộp là 1triệu đồng/1năm.

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp: 

khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Cách tính thuế TNDN mới nhất:

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất.

Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và CN x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác.

Thuế Giá Trị Gia Tăng: 

khái niệm: đây là một loại thuế gián thu, theo Điều 2 luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội khóa 12 quy định thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế GTGT:

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

Người nộp thuế GTGT

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh.

Ngoài các loại thuế cơ bản ra thì sẽ có một số loại phí phát sinh tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,…

Bên trên là thông tin cơ bản về các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp sau khi thành lập, hy vọng các thông tin trên mà Ttax mang lại sẽ giúp ý cho quý khách hàng, quý doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.